Bệnh lý thường gặp

Ung thư gan

1. Bệnh Lý

Ung thư gan xảy ra khi các tế bào ác tính phát sinh tại các mô trong gan. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng khó phát hiện vì không có dấu hiệu đặc trưng. Khi phát hiện, người bệnh chỉ sống được từ 3 – 6 tháng và chỉ 1% là có thể sống được 5 năm.

 

2. Triệu chứng

“dấu hiệu cảnh báo ung thư gan như sau:

Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn.

Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi.

Nhanh no hoặc đầy hơi sau khi ăn.

Thường xuyên bị sốt cao.

Da mặt sạm đen (do suy giảm chức năng chuyển hóa melanin của gan).

Đau vùng bụng trên, bên phải.

Ở giai đoạn muộn hơn, ung thư gan biểu hiện qua các triệu chứng:

Cơn đau hạ sườn phải ngày càng tăng.

Gan nở to hoặc có khối u, người bệnh có thể sờ thấy.

Trướng bụng (do tụ dịch trong bụng).

Luôn có cảm giác ngứa da (do tăng lượng bilirubin trong máu).

Vàng da, niêm mạc và kết mạc mắt cũng bị vàng.

Đi phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.

Chảy máu bất thường (chảy máu lợi ở răng, xuất huyết dưới da).

Sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.

 

3. Nguyên nhân

·       Xơ gan

Xơ gan là tình trạng gan hình thành nhiều mô sẹo được gây ra bởi nhiều dạng bệnh gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ và chứng nghiện rượu, bia kinh niên). Khi các mô sẹo phát triển, gan cố gắng tự liền sẹo bằng cách tạo ra các tế bào mới. Càng nhiều tế bào mới được tạo ra, nguy cơ đột biến càng lớn, tạo nên các khối u, khiến gan mất dần chức năng hoạt động.

·       Viêm gan B và viêm gan C

Viêm gan virus là tình trạng tế bào gan bị viêm nhiễm hoặc hoại tử cấp tính hay mạn tính do mắc phải virus. Hiện có 6 loại virus gây viêm gan được gọi tên là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Tại Việt Nam, viêm gan virus B và C được quan tâm nhiều nhất vì có thể gây xơ gan, ung thư gan.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 70% trường hợp tử vong do viêm gan B là vì ung thư gan tiến triển. Cứ mỗi 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì sẽ có 1 – 5 người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.

Hầu hết bệnh nhân viêm gan B và C đều không phát hiện triệu chứng ngay từ giai đoạn đầu, gan phải chịu tổn thương trong nhiều năm. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan, người bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng.

·       Rượu, bia

Khi rượu bia vào cơ thể, chỉ 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đi thẳng đến gan. Các tế bào gan thực hiện chức năng xử lý và khử độc chất cồn từ bia, rượu. Nếu lượng cồn vượt mức, tế bào gan hoạt động quá tải, cồn trong bia, rượu chuyển hóa thành acetaldehyde – chất rất độc phá hủy tế bào gan, dẫn đến ung thư gan.

·       Các yếu tố khác

·      Giới tính: Do thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều, làm việc căng thẳng nên nam giới có khả năng mắc ung thư gan nhiều hơn nữ giới.

·      Di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị ung thư gan (cùng huyết thống) cũng có nguy cơ ung thư gan cao hơn.

·      Thực phẩm bẩn: Thực phẩm không được bảo quản tốt dễ sinh ra nấm, mốc. Một số loại nấm có thể sinh ra Aflatoxin – chất gây ung thư cực mạnh ở cơ thể con người.

·      Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chất thải độc hại từ các nhà máy công nghiệp…”

 

4. Các giai đoạn của ung thư gan là:

Giai đoạn I. Ở giai đoạn này, ung thư gan là một khối u đơn hạn chế trong gan mà không phát triển xâm nhập bất kỳ mạch máu.

Giai đoạn II. Ung thư gan ở giai đoạn này có thể là một khối u duy nhất đã phát triển xâm nhập vào mạch máu ở gần đó, hoặc nó có thể nhiều khối u nhỏ trong gan.

Giai đoạn III. Giai đoạn này có thể cho thấy ung thư bao gồm một số khối u lớn hơn. Hoặc ung thư có thể là một khối u lớn đã phát triển xâm nhập tĩnh mạch chính của gan hoặc xâm nhập cấu trúc gần đó, chẳng hạn như túi mật.

Giai đoạn IV. Ở giai đoạn này, ung thư gan đã lan tràn ra ngoài gan đến các khu vực khác của cơ thể.

 

5. Chẩn đoán

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,…). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:

  • Chụp CT ổ bụng có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có tiêm chất đối quang từ: Hình ảnh chụp từ CT hoặc MRI còn có thể cho thấy mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức và cơ quan lân cận. Xác định được kích thước khối u, di căn hạch hoặc di căn các cơ quan khác (nếu có).
  • Nếu nồng độ AFP > 400 ng/ml hoặc AFP < 400 ng/ml nhưng cao hơn bình thường (có nhiễm virus viêm gan B,C) thì khả năng có tế bào ung thư trong gan.
  • Thực hiện sinh thiết tế bào ung thư gan để có được kết quả chính xác hơn.

Ung thư gan được chia thành nhiều giai đoạn bệnh khác nhau như sau:

  • Giai đoạn I: Khối u chỉ hình thành đơn độc tại gan mà chưa xuất hiện di căn hạch hoặc di căn tới các cơ quan khác.
  • Giai đoạn II: Khối u tại gan phát triển lớn hơn và đã có dấu hiệu xâm lấn tới các tổ chức xung quanh khối u nhưng vẫn nằm trong gan, các mạch máu tân tạo dần hình thành. Chưa có dấu hiệu di căn ung thư sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn III: Giai đoạn này được chia thành 3 cấp độ nhỏ được gọi là IIIA, IIIB và IIIC tùy thuộc vào kích thước và khối lượng khối u trong gan. Ở giai đoạn IIIC, bệnh nhân đã có xuất hiện di căn hạch hoặc di căn ung thư tới các vùng cơ quan khác.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám các triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người bệnh (Viêm gan B, viêm gan C, uống rượu nhiều, tiếp xúc hóa chất độc hại,…). Sau đó, sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán ung thư gan như:

  • Chụp CT ổ bụng có cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có tiêm chất đối quang từ: Hình ảnh chụp từ CT hoặc MRI còn có thể cho thấy mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức và cơ quan lân cận. Xác định được kích thước khối u, di căn hạch hoặc di căn các cơ quan khác (nếu có).
  • Nếu nồng độ AFP > 400 ng/ml hoặc AFP < 400 ng/ml nhưng cao hơn bình thường (có nhiễm virus viêm gan B,C) thì khả năng có tế bào ung thư trong gan.
  • Thực hiện sinh thiết tế bào ung thư gan để có được kết quả chính xác hơn.

 

6. Biến chứng

·       Di căn vùng lân cận hoặc đi xa.

·       Chảy máu do vỡ ổ ung thư gây chết đột ngột.

·       Hôn mê gan.

·       Suy kiệt.

 

7. Phương pháp điều trị

Tây y

– Điều trị ung thư gan nguyên phát phụ thuộc vào mức độ (giai đoạn) của bệnh cũng như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và sở thích cá nhân.

– Mục tiêu của điều trị là loại trừ bệnh ung thư hoàn toàn. Khi điều đó là không thể, trọng tâm có thể vào phòng ngừa các khối u phát triển hay lây lan. Trong một số trường hợp chỉ chăm sóc thích hợp. Trong trường hợp này, mục tiêu của điều trị không phải là để loại bỏ hoặc làm chậm quá trình bệnh mà để giúp giảm các triệu chứng, làm cho thoải mái như có thể.

– Lựa chọn điều trị ung thư gan có thể bao gồm:

·      Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan (hepatectomy). Bác sĩ có thể khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ một phần gan để loại bỏ các mô bệnh ung thư gan và một phần nhỏ các mô xung quanh nó, nếu khối u nhỏ và chức năng gan tốt.

·      Phẫu thuật cấy ghép gan. Trong phẫu thuật cấy ghép gan, gan bệnh bị loại bỏ và thay thế bằng một lá gan khỏe mạnh từ các nhà tài trợ. Phẫu thuật cấy ghép gan có thể là một lựa chọn cho những người bị ung thư gan giai đoạn đầu có xơ gan.

·      Làm lạnh tế bào ung thư. Sử dụng cực lạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong thủ tục, bác sĩ đặt một dụng cụ (cryoprobe) có chứa nitơ lỏng trực tiếp vào khối u gan. Hình ảnh siêu âm được sử dụng để dẫn và giám sát dụng cụ làm đông lạnh các tế bào. Có thể chỉ dùng nó điều trị ung thư gan, hoặc nó có thể được sử dụng cùng với phẫu thuật, hóa trị hoặc điều trị khác.

·      Cắt đốt các tế bào ung thư. Trong cắt bỏ, một thủ tục gọi là tần số radio, dòng điện được sử dụng để làm nóng và tiêu diệt tế bào ung thư. Sử dụng siêu âm hoặc CT scan hướng dẫn, bác sĩ phẫu thuật chèn một số kim vào vết mổ nhỏ ở bụng. Khi kim đạt vào khối u, làm nóng với một dòng điện, phá hủy các tế bào ung thư.

·      Tiêm cồn vào khối u. Trong khi tiêm cồn, cồn nguyên chất được tiêm trực tiếp vào khối u. Cồn làm khô các tế bào của khối u và cuối cùng là các tế bào sẽ chết.

·      Chích thuốc hóa trị vào gan. Là một loại điều trị hóa trị mạnh cung cấp thuốc chống ung thư trực tiếp cho gan. Trong thủ tục, chặn động mạch gan cung cấp máu cho ung thư, và các loại thuốc hóa trị liệu được tiêm vào làm cho tắc nghẽn.

·      Bức xạ trị liệu. Điều trị này sử dụng năng lượng cao được cung cấp để tiêu diệt tế bào ung thư và giảm khối u. Trong khi điều trị xạ trị, nằm trên bàn và máy sẽ hướng tia năng lượng vào điểm chính xác trên cơ thể. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi, buồn nôn và ói mửa.

·      Thuốc theo điều trị mục tiêu. Sorafenib (Nexavar) là một loại thuốc được nhắm mục tiêu thiết kế để cản trở khả năng tạo ra các mạch máu mới khối u. Sorafenib làm chậm hoặc ngăn chặn ung thư gan mới tiến triển trong vài tháng hoặc lâu hơn không được điều trị. Nghiên cứu thêm là cần thiết để hiểu liệu pháp này, có các thuốc mục tiêu khác có thể được sử dụng để kiểm soát ung thư gan.

 Đông  y

Có rất nhiều bài thuốc và phương pháp y học cổ truyền đã được sử dụng cho bệnh nhân ung thư gan và cho những kết quả khả quan. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông Nam Y ít khi được khuyên dùng riêng mà thường được phối hợp với các phương pháp Tây Y nhằm các mục đích giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, hỗ trợ điều trị cùng với các phương pháp Tây Y, giảm nhẹ tác dụng phụ trong điều trị và ngăn chặn ung thư gan phát triển.

Một số bài thuốc kinh nghiệm đã được sử dụng trong điều trị ung thư gan có thể kể đến như bài thuốc Kiện Tỳ Lý Khí Hợp Tễ, Ích Khí Bổ Thận Phương, Hóa ứ giải độc thang….

Việc sử dụng Đông Nam Y để điều trị bệnh ung thư gan đã được truyền lại qua nhiều bài thuốc. Ưu điểm của các phương pháp này là ít tác dụng phụ hơn các phương pháp Tây Y, do các bài thuốc đều có thành phần thảo dược. Không chỉ vậy, một số loại thảo dược, bài thuốc chữa ung thư gan của Đông Nam Y được coi là có khả năng hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của khối u, ví dụ như: bán chi liên, xạ đen, lá đu đủ, sả,…

Trên thực tế, mặc dù các phương pháp Tây Y (như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,…) vẫn là chỉ định đầu tay cho điều trị ung thư gan, nhưng chúng vẫn có những nhược điểm nhất định.

Phẫu thuật là phương pháp có hiệu quả cao nhất nhưng chỉ có thể sử dụng khi tổn thương gan chưa quá nặng, chưa có hiện tượng di căn. Hóa trị và xạ trị đều gây độc cho những mô và tế bào lành của cơ thể. Bên cạnh đó, để có thể sử dụng các biện pháp điều trị này, bệnh nhân cần đảm bảo đủ sức khỏe.

Do đó, việc phối hợp thêm các phương pháp và bài thuốc Đông Nam Y sẽ giúp khắc phục những nhược điểm này, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài tỉ lệ sống cho người bệnh

Mặc dù thể hiện rất nhiều kết quả khả quan trong điều trị ung thư, tuy vậy Đông Nam Y không được dùng độc lập trong chữa ung thư gan, do các phương pháp này không thể tiêu diệt hoàn toàn tất cả các tế bào ung thư cũng như làm khỏi bệnh.

Do đó, người bệnh không nên từ bỏ các phương pháp điều trị Tây Y để chuyển hẳn sang Đông Y vì có thể khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Đã có những trường hợp bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu từ chối phẫu thuật để sử dụng thuốc Nam, sau một thời gian khối u phát triển mạnh và có hiện tượng di căn. Bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối và không thể điều trị khỏi được nữa.

 

Viên Gan GP với ngưới ung thư gan

·      Hỗ trợ ăn uống ngon miệng hơn

·      Tăng cường chức năng gan

Với triết xuất từ thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ lên gan, thận

Tin liên quan