Bệnh lý thường gặp

Bệnh mãn tính và hệ miễn dịch

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm – “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

Khác với hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch của cơ thể phức tạp hơn và nằm ở khắp các nơi trong người, bao gồm:

  • Amidan cổ họng
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Tủy xương
  • Da
  • Hạch bạch huyết
  • Lá lách
  • Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.

2. Chức năng miễn dịch

2.1. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

  • Bước 1:Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịchsẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia
  • Bước 3:Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

2.2. Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.

Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.

2.3 Tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh.

Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ tự động chiến đấu với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.

Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu

Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID.

  • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịchsẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3:Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Bạch cầu là tế bào quan trọng của hệ miễn dịch có khả năng chống lại mầm bệnh.

3. Triệu chứng của suy giảm hệ miễn dịch:

Suy yếu hệ miễn dịch khiến cơ thể không thể tự bảo vệ trước những tấn công của vi khuẩn, vi rút nên dễ bị nhiễm bệnh. Ngay cả các bệnh viêm nhiễm mà người bình thường không bị nhiễm thì người bị suy giảm hệ miễn dịch vẫn có thể mắc. Người mắc rối loạn suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng, họ bị viêm liên tiếp hết đợt này đến đợt khác, như: Mắt hồng, Viêm xoang, Tưa miệng, Cảm lạnh, Viêm nướu, Viêm phổi, Nhiễm trùng nấm men.

 

4. Nguyên nhân:

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bao gồm các cơ quan: lá lách, amidan, tủy xương, hạch bạch tuyết. Protein và các tế bào máu cũng là một phần của hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Khi phát hiện tác nhân tấn công, cơ thể sẽ sản xuất kháng thể tiêu diệt các mầm bệnh. Trong quá trình này, một số tế bào bạch cầu sẽ nuốt và tiêu diệt vi khuẩn và các vật chất ngoại lai khác. Các protein bổ sung cũng hỗ trợ quá trình này.

Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào bạch cầu và đặc biệt là các lympho T và B hoạt động bất thường, cơ thể không sản xuất đủ kháng thể khiến các tác nhân gây hại như: tế bào ung thư, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, tấn công mạnh mẽ khiến cơ thể suy yếu dần.

 

5. Đối tượng bị suy giảm miễn dịch:

  • Những người có tiền sử gia đình bịrối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát có nguy cơ mắc các rối loạn tiên phát cao hơn bình thường.
  • Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn có thể dẫn đến rối loạn suy giảm miễn dịch thứ phát. Ví dụ, tiếp xúc với chất dịch cơ thể bị nhiễm HIV hoặc loại bỏ lá lách có thể là nguyên nhân. Cắt bỏ lá lách có thể là cần thiết vì các tình trạng như xơ gan, thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc chấn thương cho lá lách.
  • Lão hóa cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Khi bạn già đi, một số cơ quan sản xuất tế bào bạch cầu cũng sẽ giảm sản xuất.
  • Protein rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch của bạn. Không đủ protein trong chế độ ăn uống cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Cơ thể cũng tạo ra protein khi bạn ngủ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì lý do này, thiếu ngủ làm giảm khả năng phòng vệ miễn dịch của bạn. Ung thư và thuốc hóa trị cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch của bạn.

 

6. Biện pháp chẩn đoán:

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị rối loạn suy giảm miễn dịch, họ sẽ thực hiện một số thăm khám sau:

  • Hỏi về tiền sử gia đình
  • Thực hiện kiểm tra thể chất
  • Xác định số lượng bạch cầu
  • Xác định số lượng tế bào T
  • Xác định nồng độ immunoglobulin

Vắc-xin có thể kiểm tra phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn trong cái được gọi là xét nghiệm kháng thể. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một loại vắc-xin. Sau đó, họ sẽ kiểm tra máu của bạn để biết phản ứng của nó với vắc-xin một vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Nếu bạn không có rối loạn suy giảm miễn dịch, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các sinh vật trong vắc-xin.

 

7. Phương pháp điều trị:

Căn cứ vào trình trạng suy giảm miễn dịch của cơ thể mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị thường là ngăn ngừa nhiễm trùng, điều trị nhiễm trùng, tăng cường cải thiện chức năng của các cơ quan trong hệ thống miễn dịch.

Các bác sĩ có thể dùng kháng sinh, thuốc kháng vi rút như: oseltamivir, acyclovir, interferon và liệu pháp immunoglobulin để điều trị rối loạn suy giảm hệ miễn dịch.

Trường hợp tủy xương không sản xuất đủ tế bào lympho, bác sĩ có thể yêu cầu cấy ghép tủy xương trong điều trị bệnh.

 

8. Biện pháp phòng ngừa

Hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát do di truyền nên không có cách để ngăn ngừa, tuy nhiên, bạn có thể theo dõi trẻ để sớm phát hiện, kiểm soát và điều trị. Trong khi đó, suy giảm miễn dịch thứ phát có thể ngăn ngừa thông qua giảm các yếu tố nguy cơ, lựa chọn lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn có thể thực hiện các cách dưới đây để nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng:

Vệ sinh:

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Đồng thời diệt khuẩn, vệ sinh môi trường sống và làm việc, đảm bảo không gian sinh hoạt sạch sẽ, thoáng đãng, ngăn ngừa mầm bệnh, vi rút.

Chăm sóc răng miệng ít nhất hai lần mỗi ngày, thường xuyên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn, bảo vệ cơ quan miễn dịch đầu tiên của cơ thể.

Chế độ ăn uống:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Bạn nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm: rau củ. thịt, cá, trái cây,… để cân bằng dinh dưỡng, phòng ngừa các bệnh mãn tính.

Tăng cường thể chất:

Tập luyện thể dục thể thao là hoạt động quan trọng nhưng bị nhiều người bỏ quên. Không chỉ giúp bạn có vóc dáng săn chắc, thon gọn, hoạt động thể chất giúp bạn có thể lực tốt hơn, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, từ đó phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng thường gặp. Tuy nhiên, nếu đang mắc bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những bài tập phù hợp với sức khỏe và thể trạng. Vì sự gắng sức trong luyện tập cũng khiến sức khỏe sa sút, tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn.

Kiểm soát căng thẳng:

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động sau ngày dài làm việc. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với nhiều lo toan, áp lực khiến nhiều người khó có được giấc ngủ ngon, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh mãn tính, nhiễm trùng. Do đó, bạn nên chăm sóc tốt cho giấc ngủ, cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định hàng ngày để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng.

Căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch của bạn. Các liệu pháp mát xa, thiền, yoga,… sẽ giúp bạn thoát khỏi căng thẳng, nâng cao sức khỏe tâm trí, tránh được các bệnh nhiễm trùng thông thường.

Khẩu trang:

Khẩu trang là biện pháp thông dụng, bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây cúm cũng như các loại vi rút thông thường. Thậm chí, nếu bạn cảm thấy chưa an toàn khi mang khẩu trang, bạn có thể hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm hay các bệnh nhiễm trùng khác để hạn chế bị lây bệnh.

Đại dịch Covid-19 đã khiến người nâng cao ý thức mang khẩu trang. Bạn nên chọn cho mình các loại khẩu trang y tế của nhà sản xuất uy tín. Trường hợp dùng khẩu trang vải, bạn nên vệ sinh khẩu trang và thay khẩu trang thường xuyên, để tránh mầm bệnh tích tụ, phát triển và gây các bệnh hô hấp cấp.

Vắc xin:

Vắc xin là phương pháp đặc hiệu giúp cơ thể bạn sản sinh ra kháng thể chống lại các vi rút gây hại.

Cụ thể như trong đại dịch Covid-19, tiêm chủng đủ liều vắc xin giúp giảm nhẹ các triệu chứng, khỏi bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người không thể tiêm vắc xin Covid-19 do có tiền sử dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin; các tình trạng gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch từ trung bình đến nặng như: ung thư tạng hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực, điều trị chống thải sau ghép tạng, các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..),…

Viên Sâm Nhĩ Tử với người suy giảm miễn dịch, ốm yếu, trước và sau mắc bệnh

Với các thành phần thảo dược quý, giúp nâng cao thể trạng cho cơ thể, bồi bổ cơ thể, bổ khí, dưỡng âm, sinh tân dịch giúp người ốm mau bình phục sức khỏe. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, phục hồi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, hỗ trợ điều trị  và phòng ngừa suy giảm miễn, phóng chống các bệnh ngoại cảm, các tác nhân gây hại cho cơ thể như virus, vi khuẩn

Tin liên quan