Bệnh lý thường gặp

Men gan cao

  1. Men gan là gì?

Men gan bản chất là các enzyme xúc tác thực hiện các phản ứng sinh hóa tại gan, giúp gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa các chất, men gan bao gồm:Alanine transaminase (ALT hoặc SGPT), Aspartate transaminase (AST hoặc SGOT), Gamma-glutamyl transferase (GGT), Phosphatase kiềm (ALP) được tìm thấy ở các vi-ti mật quản và xoang mạch gan trong đơn vị cấu trúc cơ bản gan.

Bình thường khi các tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa từ đó một lượng men gan sẽ phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 35 UI/L.

Do một nguyên nhân nào đó dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng từ gấp chỉ số bình thường một đến hai lần là mức độ nhẹ, 2 đến 5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần là mức độ nặng.

 

2. Nguyên nhân gây ra men gan cao?

–       Do virus, trong đó virus viêm gan B và C vừa có khả năng gây viêm gan cấp tính và mạn tính tăng nguy cơ gây ung thư gan và xơ gan.

–       Lạm dụng rượu bia: Nguyên nhân gây ra men gan cao có thể do tiêu thụ quá nhiều bia rượu làm tổn thương và suy giảm chức năng gan. Ngoài bệnh lý gan do rượu thì uống nhiều rượu bia còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như dạ dày, tim mạch, thần kinh…

–       Dùng thuốc không hợp lý: Hầu hết các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng lao… đều được chuyển hóa tại gan. Mắc bệnh men gan cao có thể do lạm dụng thuốc quá mức, tạo gánh nặng và gây tổn thương lá gan. Đặc biệt thời gian gần đây việc gia tăng sử dụng các sản phẩm chức năng gia tăng tỷ lệ viêm gan.

–       Chế độ ăn: Các loại thực phẩm bẩn, mốc, có chất bảo quản…đều chứa một lượng độc tố và chất aflatoxin nhất định, gây viêm gan, tăng men gan, thậm chí là ung thư gan.

–       Bệnh lý đường mật: Sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật…

–       Do men gan không chỉ được tạo ra ở gan nên một số bệnh lý cơ quan khác cũng gây men gan cao bao gồm: Bệnh tim mạch (bệnh lý cơ tim, nhồi ấu cơ tim..), bệnh lý hô hấp, rối loạn chuyển hóa sắt, đái tháo đường…

 

3. Triệu chứng của men gan cao

  • Người bệnh có biểu hiện chán ăn, nôn và. buồn nôn, đau bụng.
  • Sốt nhẹ, người mệt mỏi.
  • Đau hạ sườn phải: Khi men gan tăng cao, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau nhức âm ỉ tại vùng bụng hạ sườn bên phải.
  • Mẩn ngứa: Chức năng gan bị suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, trên da gây ngứa.
  • Phân có màu nhạt, nước tiểu sẫm màu: Thường gặp men gan cao do tắc mật. Tắc mật làm cho bilirubin không đi vào đường tiêu hoá được và thải qua đường nước tiểu nên gây ra hiện tượng phân bạc màu và nước tiểu sẫm.
  • Vàng da: Đây là triệu chứng bệnh men gan cao đặc trưng nhất. Tuy nhiên khi bạn nhận ra sự thay đổi về màu da thì bệnh cũng đáng báo động.

·      Do các triệu chứng có thể không rõ nếu tăng men gan ít, vì vậy cách đơn giản nhất để phát hiện tăng men gan là xét nghiệm máu, men gan tăng trên 5 lần.

 

4. Chẩn đoán

Dựa vào xét nghiệm men gan:

Chỉ số men gan được cho là bình thường khi không vượt quá mức giới hạn cho phép. Có 4 chỉ số men gan thông dụng được các bác sĩ chỉ định là ALT, AST, GGT, LDH, được phân chia theo giới tính và độ tuổi nên độ chính xác hầu như là tuyệt đối. Chỉ số được cho là bình thường cụ thể như sau:

– Chỉ số ALT (hay còn gọi là GPT) giới hạn bình thường từ 5-37 UI/l

– Chỉ số AST (hay còn gọi là GOT) giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l

– Chỉ số GGT giới hạn bình thường là 5-60 UI/l

– Chỉ số ALP giới hạn bình thường từ 35-115 UI/l

Trong một số trường hợp, các chỉ số xét nghiệm về chức năng gan trên như ALT, AST có thể tăng hơn so với mức bình thường, nhưng không quá cao (gấp 2,3 lần) thì vẫn được cho là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 mức thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng gan và người bệnh cũng không quá lo ngại đến sức khỏe.

Ngược lại với chỉ số men gan bình thường ở trên sẽ là chỉ số men gan tăng hay còn gọi là men gan cao. Chỉ số men gan cao tăng cao khi tăng gấp 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và tăng cao khi gấp 5-10 lần.

 

5. Biến chứng thướng gặp:

Nếu không hạ men gan sẽ dẫn đến bệnh gan mãn tính như xơ gan, ung thư gan… Thậm chí men gan tăng cao do nhiễm độc có thể dẫn đến suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong.

 

6. Phương pháp điều trị:

Theo Đông y: Đông y xếp men gan tăng cao thành từng thể bệnh với cách điều trị khác nhau

– Thể thấp nhiệt

Bệnh nhân có triệu chứng: Chán ăn, miệng đắng, bụng trướng, miệng khô nhớt, vùng gan bị đau nhiều, da vàng sạm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện vàng, mạch huyền.

Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp.

Sử dụng bài thuốc nhân trần ngũ linh tán gồm: 12g phục linh, 6g quế chi, 12g trạch tả, 20g nhân trần, 8g trư linh, 12g bạch truật.

Gia giảm thuốc như sau:

·       Nếu bệnh nhân bị chán ăn, người mệt mỏi, đại tiện phân máu thì thêm bạch truật và đảng sâm;

·       Nếu người bệnh bị lợm giọng, buồn nôn thì thêm 10g trần bì và 10g bán hạ chế;

·       Nếu bệnh nhân bị viêm gan mạn do bệnh tự miễn thì tăng liều đương quy, bạch truật, đảng sâm, cam thảo bắc lên 20 – 30g;

·       Nếu người bệnh bị viêm gan mạn do virus thì thêm 50g diệp hạ châu;

·       Trường hợp người bệnh bị viêm gan mạn do dùng thuốc hay rượu thì tăng liều bạch truật, cam thảo bắc lên 20 – 30g.

– Thể can uất tỳ hư

Bệnh nhân có triệu chứng đau tức nặng ở vùng hông sườn phải, ăn kém, miệng đắng, người mệt mỏi, chất lưỡi nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, đại tiện phân não, mạch huyền.

Phương pháp điều trị: Sơ can kiện tỳ.

Sử dụng bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia giảm gồm: 10g đại táo, 8g xuyên khung, 6g chỉ thực, 12g sài hồ, 6g cam thảo bắc, 6g hậu phác, 10g đương quy, 8g bạch thược.

Gia giảm thuốc như sau:

·       Nếu người bệnh bị đau tức nặng vùng gan gây khó chịu thì nên tăng thêm liều 12g bạch thược, 12 cam thảo, 10g xuyên khung, 10g hậu phác, 10g chỉ thực;

·       Nếu bệnh nhân bị viêm gan mạn tính gây ra bởi các bệnh tự miễn thì tăng liều bạch thượng và cam thảo bắc lên 20 – 30g;

·       Nếu người bệnh bị viêm gan mạn tính do virus thì thêm 50g diệp hạ châu (cây chó đẻ), 20g đương quy, 20g đại táo.

– Thể can âm hư

Thể bệnh này thường gặp trong viêm gan đang tồn tại hoặc giai đoạn thuyên giảm sau viêm gan mạn tiến triển. Các triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp gồm ngủ ít, hồi hộp, sốt từ 37.5 – 38 độ C, lòng bàn tay bàn chân nóng, khô họng, khát nước, hay gắt gỏng, táo bón, lưỡi đỏ, nước tiểu vàng và mạch huyền tế sác.

Phương pháp điều trị: Tư dưỡng can âm.

Sử dụng bài thuốc Nhất quán tiễn gia giảm gồm: 12g mạch môn, 12kg kỷ tử, 12g hà thủ ô đỏ chế, 12g sa sâm, 12g nữ trinh tử, 12g sinh địa, 12g bạch thược.

·       Nếu bệnh nhân bị viêm gan mạn tính do virus thì nên tăng liều bạch thượng lên 20g, kỷ tử lên 30g, thêm 50g diệp hạ châu;

·       Nếu bệnh nhân bị viêm gan mạn tính do rượu thì tăng liều kỷ tử lên 30g.

 

Tây Y:

·      Những trường hợp do viêm gan virus gây ra, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị với những loại thuốc kháng virus để ngăn chặn sự hoạt động, phát triển của virus, từ đó làm giảm men gan và bảo vệ sức khỏe gan của người bệnh.

·      Những trường hợp men gan tăng do lạm dụng rượu, bia thì người bệnh cần loại bỏ ngay loại đồ uống này. Đồng thời, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tăng cường chức năng gan và hỗ trợ gan thải độc nhanh và hiệu quả hơn.

·      Những trường hợp men gan tăng do chế độ ăn uống, bệnh nhân cần thay đổi chế độ ăn, hãy ăn những thực phẩm lành mạnh và tốt cho lá gan, chẳng hạn như các loại nước ép trái cây, nước trà xanh, thực phẩm chứa vitamin A,… Đồng thời loại bỏ những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn,…

 

Viên Gan GP với ngưới men gan cao

·      Tái tạo tế bào gan

·      Giải độc gan

·      Tăng cường chức năng gan

·      => Từ đó hạ được men gan

·      Với triết xuất từ thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ lên gan, thận..

Tin liên quan