Cẩm nang sức khỏe

Suy giảm chức năng gan

Bệnh suy giảm chức năng Gan là gì?

Suy giảm chức năng gan hay gọi tắt là suy gan là tình trạng phần lớn lá gan bị tổn thương đến mức biến dạng, không thể tự phục hồi và hoạt động trở lại. Khi chức năng bị suy giảm, gan không thể hoạt động như bình thường đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

–   Hội chứng suy giảm chức năng gan có gồm suy gan cấp tính và suy gan mạn tính. Trong đó:

–   Suy gan cấp tính: là chức năng gan suy giảm nhanh, thậm chí là ngừng hoạt động trong vài ngày hoặc vài tuần. Đa số những người bị suy gan cấp đều không có tiền sử bệnh về gan có các triệu chứng bất thường về gan trước đó.

–   Suy gan mạn tính: là gan chịu tổn thương kéo dài nhiều năm khiến cho gan không còn hoạt động bình thường nữa.

–   Gan bị xơ hóa: gan không thể hoạt động bình thường thậm chí là ngừng hoạt động.

–   Viêm đường mật xơ hóa: gây ảnh hưởng xấu cho chức năng gan một cách từ từ và lâu dài.

–   Tăng oxalat niệu: ngăn cản khả năng thải độc gan

–   Thiếu hụt alpha-1 antitrypsin: loại men có tác dụng bảo vệ đường hô hấp dưới.

–   Ung thư gan làm suy chức năng gan nặng.

–   U gan lành tính cũng làm hạn chế các hoạt động của gan

–   Gan nhiễm mỡ.

–   Số lượng ống dẫn mật trong gan ít hơn bình thường: là 1 dạng rối loạn di truyền

–   Viêm đường mật tiên phát: phá hủy các ống dẫn mật trong gan.

–   Rối loạn chuyển hóa: người bệnh không thể sử dụng được đường galactose, gây tích tụ trong cơ thể, ngăn cản chức năng thải độc gan.

–   Thiếu hụt loại men phân hủy chất béo và cholesterol trong các tế bào, dẫn tới chất béo tích tụ trong gan, lâu dần làm giảm chức năng của gan.

Suy giảm chức năng gan là bệnh lý khá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi gan bị suy giảm chức năng nó không thể thực hiện được các chức năng của nó như: chuyển hóa, tổng hợp, thải độc, tạo mật và dự trữ.

Suy gan là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm gan tự miễn, viêm gan A, bị bệnh di truyền Wilson, gan nhiễm mỡ, ung thư gan,…

Suy gan cấp làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng như:

–     Biến chứng phù não: tình trạng dịch quá tải tạo ra áp lực lớn trong não người bệnh.

–     Chảy máu và rối loạn chảy máu: gan bị suy làm thiếu đi các yếu tố giúp làm đông máu, dẫn tới chảy máu, rối loạn chảy máu, nguy hiểm hơn đó là chảy máu trong đường tiêu hóa.

–     Nhiễm trùng: suy gan cấp nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có khả năng cao bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, máu và nước tiểu.

–     Suy thận: xảy ra với những người bị suy gan, đặc biệt là bệnh nhân đã từng dùng thuốc acetaminophen quá liều làm phá hủy gan và thận nghiêm trọng. Suy thận chiếm 55% tổng số bệnh nhân được chuyển đến các trung tâm chuyên khoa do suy gan cấp tính.

Triệu chứng:

Giai đoạn đầu, các triệu chứng của suy chức năng gan khó nhận biết và phân biệt do nó khác giống với những triệu chứng về các bệnh gan khác.

Giai đoạn đầu, khi gan bắt đầu suy giảm chức năng, người bệnh sẽ gặp các vấn đề như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, đi ngoài phân lỏng,…

Khi gan suy giảm đến giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng cũng rõ rệt hơn, đồng thời nghiêm trọng hơn:

–       Thường xuyên thấy buồn ngủ.

–       Dễ mệt mỏi, khó tập trung vào 1 việc nào đó

–       Rối loạn tâm thần (còn được gọi là bệnh não gan)

–       Sưng, chướng bụng

–       Da chuyển màu vàng

–       Khi bị tổn thương, dù lớn hay nhỏ đều dễ chảy máu

Nguyên nhân:

–  Uống nhiều bia rượu: Gan chỉ lọc được một phần độc tố có trong rượu, những phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde gây nguy hiểm cho gan. Chinh vì thế, những người uống càng nhiều rượu thì nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, viêm gan ngày càng cao.

–  Dùng nhiều thuốc Tây: Sử dụng thuốc Tây dài ngày với lượng nhiều sẽ có nguy cơ gây nhiễm độc gan, u gan, ứ mật, xơ gan và vàng da…

–  Dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa nhiều hóa chất, hoạt chất cấm có trong thuốc tăng trọng ngành chăn nuôi như DEHA hoặc chất Tinopal có trong bún, phở… gây nhiều độc hại cho gan. Những chất tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây nhiễm độc gan, viêm gan và suy giảm chức năng gan.

–  Thói quen sinh hoạt không điều độ: quen ăn đêm, thức khuya, lười vận động, ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ… là nguyên nhân gây nên hội chứng suy giảm chức năng gan, viêm gan virus, gan nhiễm mỡ…

Đối tượng bị suy gan:

Người mắc virus, chủ yếu là viêm gan b

Người dùng thuốc và các chất gây độc nhất là acetaminophen

Người nghiện rượu

Người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn mạch máu

Chẩn đoán bệnh suy gan cấp

Chẩn đoán xác định: Dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh như: biểu hiện mệt mỏi, vàng da, buồn nôn liên tục và/hoặc tăng men gan đi kèm rối loạn đông máu và thay đổi ý thức. Bệnh nhân không có bệnh gan mãn tính hoặc xơ gan có khởi phát cấp tính.

– Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm bắt buộc được thực hiện để xác định lá gan của người bệnh đang hoạt động như thế nào. Thử nghiệm thời gian prothrombin tức là đo lượng máu đông trong bao lâu. Khi người bệnh mắc suy gan cấp thì quá trình đông máu sẽ không diễn ra nhanh như bình thường.

Bilirubin toàn phần nếu tăng >250 Mmol/l chứng tỏ bệnh nặng. AST và ALT huyết tương phản ánh tổn thương tế bào gan. Thời gian Prothranbin (PT) yếu tố xác định mức độ nặng.PT>4s hoặc INR>1.5s kèm triệu chứng lâm sàng điển hình và/hoặc xét nghiệm toorrn thương gan cấp được coi là chẩn đoán xác định.

Hình ảnh học: Trước khi tiến hành điều trị suy gan cấp, các bác sĩ sẽ đề nghị siêu âm để kiểm tra tổn thương trên gan của người bệnh, những hình ảnh trên siêu âm có thể cho thấy mức độ tổn thương và giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể được đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI để kiểm tra gan và các mạch máu. Những xét nghiệm hình ảnh học này có thể phát hiện cũng như tầm soát các nguyên nhân nhất định gây suy gan cấp.

Kiểm tra mô gan: Bệnh nhân điều trị suy gan cấp nặng sẽ được đề nghị kiểm tra mô gan, kỹ thuật chẩn đoán này giúp cho bác sĩ biết rõ nguyên nhân khiến gan bị tổn thương và tổn thương ở mức độ nào. Đối với bệnh nhân suy gan cấp, thường có nguy cơ chảy máu khi sinh thiết nên có thể cần phải thực hiện sinh thiết gan xuyên qua da của người bệnh.

Cách điều trị

Tùy vào tình trạng, điều kiện sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất.

– Điều trị bằng thuốc: với trường hợp bệnh nhẹ, gan chưa bị tổn thương quá nhiều, chức năng gan chưa suy giảm nặng thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để vừa ngăn chặn các tác nhân gây suy gan vừa hỗ trợ phục hồi gan.

– Phẫu thuật: trường hợp ga bị tổn thương 1 phần, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ phần tổn thương đó để tránh lây lan sang vùng khác. Gan có chức năng tự phục hồi nên việc cắt bỏ này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

– Ghép gan: khi gan bị tổn thương quá nặng, vùng tổn thương rộng, không còn khả năng phục hồi hay thực hiện các chức năng của gan nữa thì việc ghép gan là bắt buộc để có thể đảm bảo sức khỏe toàn bộ cơ thể.

Viên Gan GP với người gan nhiễm mỡ

Tin liên quan